Báo cáo thông minh
Báo cáo tổng quan cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn bao quát về toàn bộ thống kê doanh thu và doanh số theo tháng của doanh nghiệp với 5 loại dashboard đa dạng, trực quan theo thời gian thực
Last updated
Was this helpful?
Báo cáo tổng quan cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn bao quát về toàn bộ thống kê doanh thu và doanh số theo tháng của doanh nghiệp với 5 loại dashboard đa dạng, trực quan theo thời gian thực
Last updated
Was this helpful?
Để truy cập vào Báo cáo tổng quan trên hệ thống CDP, bạn cần mở menu Tổng quan, sau đó chọn Doanh thu bán lẻ, như hình sau:
Quá trình tải dữ liệu sẽ mất của bạn vài giây. Sau khi dữ liệu tải xong, bạn sẽ nhìn thấy giao diện Báo cáo tổng quan như sau:
Báo cáo tổng quan (doanh số) cung cấp một cái nhìn tổng quan về doanh số của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Trang dashboard này bao gồm 4 báo cáo:
Doanh thu theo kênh bán: bao gồm 2 biểu đồ tròn cho bạn biết kênh bán nào đang chiếm tỉ lệ cao nhất và thấp nhất trong toàn bộ các kênh bán của doanh nghiệp. Biểu đồ bên trái (màu xanh lá cây) cho biết doanh thu từng kênh. Biểu đồ bên phải (màu xanh dương) cho biết tỷ lệ doanh thu của từng kênh trong tổng thể. Bạn có thể tuỳ chỉnh mốc thời gian theo ngày để xem báo cáo ở đây.
Chi tiết doanh thu theo kênh bán: là sự trình bày chi tiết của biểu đồ tròn phía trên. Mỗi thẻ số thể hiện doanh thu của một kênh bán.
Bảng xếp hạng sản phẩm tháng này (có so sánh với tháng trước): xếp hạng các sản phẩm theo thứ tự bán chạy của tháng hiện tại mà người dùng xem.
Dashboard Cohort Revenue tập trung vào phân tích doanh thu nhóm khách hàng mới.
Nó giúp xác định doanh thu của khách hàng mới và doanh thu quay trở lại của họ vào các khoảng thời gian tiếp theo.
Dashboard Cohort Revenue có 3 báo cáo chính:
Cohort revenue - Week: doanh thu cohort theo tuần
Cohort revenue - Month: doanh thu cohort theo tháng
Cohort revenue - Year: doanh thu cohort theo năm
Dashboard này tương tự như Cohort Revenue, nhưng thay vì tập trung vào doanh thu, nó tập trung vào số lượng khách hàng.
Dashboard Cohort Revenue cũng có 3 báo cáo chính:
Cohort contact - Week
Cohort contact - Month
Cohort contact - Year
RFM là viết tắt của Recency, Frequency, Monetary - ba chỉ số quan trọng để đánh giá giá trị của khách hàng.
RFM Dashboard giúp phân tích và hiển thị các chỉ số này để đánh giá mức độ quan trọng của từng khách hàng dựa trên thời gian gần nhất mua hàng (Recency), tần suất mua hàng (Frequency) và giá trị tiền mua hàng (Monetary). Nó giúp doanh nghiệp xác định nhóm khách hàng có tiềm năng cao để tập trung vào và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
RFM Dashboard bao gồm các báo cáo sau:
Trung bình chu kỳ mua hàng: Biểu đồ cột thể hiện trung bình số ngày giữa các lần mua hàng của khách hàng. Nó giúp đánh giá mức độ trung thành và quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Kết quả càng thấp có thể cho thấy khách hàng mua hàng thường xuyên hơn và có thể là mục tiêu tiềm năng cho các chiến dịch marketing tiếp theo.
Trung bình tần suất mua hàng: Biểu đồ cột thể hiện trung bình số lần mua hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó giúp đo lường mức độ hoạt động mua hàng của khách hàng và đánh giá tính linh hoạt của họ trong việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ. Kết quả càng cao có thể cho thấy khách hàng có tần suất mua hàng cao và có thể tạo ra doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
Trung bình giá trị đã mua: Biểu đồ cột thể hiện giá trị trung bình của các giao dịch mua hàng của khách hàng. Nó giúp đánh giá mức độ chi tiêu và giá trị mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp. Kết quả càng cao có thể cho thấy khách hàng có xu hướng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao, đồng thời tạo ra doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp.
Doanh thu theo chu kỳ mua hàng: thể hiện doanh thu được tạo ra từ các giao dịch mua hàng dựa trên chu kỳ mua hàng của khách hàng. Nó giúp xác định các đợt tăng trưởng doanh thu và nhận biết các chu kỳ mua hàng đặc biệt. Kết quả từ báo cáo này có thể giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tiếp thị và kinh doanh hiệu quả hơn trong các thời điểm khác nhau.
Doanh thu theo tần suất mua hàng: thể hiện doanh thu được tạo ra từ các giao dịch mua hàng dựa trên tần suất mua hàng của khách hàng. Nó giúp đánh giá mức độ hoạt động mua hàng và đóng góp của khách hàng vào doanh thu tổng cộng. Kết quả từ báo cáo này có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ với những khách hàng có tần suất mua hàng cao.
Doanh thu theo giá trị đã mua: thể hiện doanh thu được tạo ra từ các giao dịch mua hàng dựa trên giá trị đã mua của khách hàng. Nó giúp đánh giá mức độ chi tiêu và đóng góp của từng khách hàng vào doanh thu tổng cộng. Kết quả từ báo cáo này có thể giúp doanh nghiệp nhận biết và tạo ra các chiến lược marketing và sales nhằm tăng cường giá trị từ các khách hàng có giá trị cao.
R Score, F Score, M Score: Đây là các chỉ số được sử dụng trong RFM để xếp hạng và phân loại khách hàng.
R Score (Recency Score): Đây là số lượng contact dựa trên thời gian gần nhất mà khách hàng đã thực hiện giao dịch mua hàng. Số lượng contact theo điểm càng cao cho thấy mức độ quan tâm và tương tác gần đây của họ với doanh nghiệp càng cao.
F Score (Frequency Score): Đây là số lượng contact dựa trên tần suất mua hàng của khách hàng. Số lượng contact theo điểm càng cao thể hiện số lượng khách hàng mua hàng thường xuyên, cho thấy mức độ hoạt động mua hàng và trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
M Score (Monetary Score): Đây là số lượng contact dựa trên giá trị của các giao dịch mua hàng của khách hàng. Số lượng contact theo điểm càng cao thể hiện rằng khách hàng đã chi tiêu nhiều và tạo ra giá trị cao cho doanh nghiệp.
Dashboard RFM Segmentation sử dụng RFM để biểu diễn các nhóm khách hàng.
Biểu đồ trong RFM segmentation dashboard được tạo từ 3 chỉ số trục là "AVG of Fvale" (trung bình tần suất mua hàng), "AVG of Rvale" (trung bình thời gian mua hàng) và "AVG of Mvale" (trung bình giá trị đơn hàng).
Khi một tệp khách hàng được biểu diễn càng lớn, doanh nghiệp có thể nhận ra những tệp đối tượng khách hàng tiềm năng để tập trung chăm sóc, gia dăng trải nghiệm của khách hàng về doanh nghiệp, từ đó tạo ra các tệp khách hàng trung thành, không thể rời bỏ cho doanh nghiệp.